Những câu hỏi liên quan
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Doomcizor Bóng Tối
Xem chi tiết
Fudo
12 tháng 7 2018 lúc 14:10

Từ nhỏ, tôi đã được nghe bà kể rất nhiều câu chuyện cổ tích hay. Trong những câu chuyện ấy, tôi thích nhất là truyện Tấm Cám với hình ảnh cô Tâìn đẹp người, đẹp nết.

Tuy phải làm việc sớm khuya vất vả, dầm mưa dãi nắng nhưng làn da Tâm vẫn mịn màng và trắng trẻo. Cô có dáng người thon thả và vóc người dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan của cô luôn toát lên vẻ trong sáng, hiền dịu. Nhìn Tấm, chắc chắn ai cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp chân chất của cô – vẻ đẹp của những cô thôn nữ hay lam hay làm. Một phần vẻ đẹp ấy được thể hiện qua đổi mắt. Tấm có đôi mắt bồ câu vừa thơ ngây, vừa trung thực, luôn thấp thoáng những nét buồn thăm thẳm. Hai hàng mi dài cong vút làm đôi mắt Tấm đã đẹp lại càng thêm duyên dáng. Đôi lông mày lá liễu không dày mà cũng không thưa ôm gọn lấy cặp mắt buồn. Cô Tấm có suối tóc đen, dày, mượt chảy trên bờ vai tròn lẳn, buông đài sau lưng. Bàn tay búp măng thon thả với năm ngón tay thon dài, mềm mại và mỏng mảnh chứa đầy vẻ kiêu sa.

Sống lam lũ, vất vả quanh năm nơi nhà mụ dì ghẻ cay độc, Tấm chỉ được mặc những bộ quần áo rách nát, cũ kĩ: những chiếc quần vải thô nhuộm bùn bạc phếch, những chiếc áo nâu sồng vá chằng vá đụp. Và nữa, cuộc sống ở đó thật đau đớn, tủi cực làm sao! Tưởng rằng những điều đó sẽ giết chết dần sắc đẹp của Tấm. Nhưng không, vẻ đẹp thuần khiết của cô không hề lu mờ, tàn phai mà còn ngày một thêm hoàn mĩ. Suối tóc của cô càng thêm đen mượt, nước da của cô càng thêm trắng trẻo. Cứ như thế, theo thời gian, Tấm ngày càng xinh đẹp.

Hãy nhìn cảnh cô Tấm mỉm cười sau khi thử giày thêu ở đêm hội năm nào.

Chao ôi! Lúc ấy vẻ đẹp của Tấm mới hiện lên rõ nét làm sao! Trông cô đẹp như một nàng tiên giáng trần vậy. Trong bộ xiêm y lộng lẫy, khuôn mặt trái xoan của cô sáng bừng lên, nổi bật giữa muôn vàn khuôn mặt của các cô gái khác. Đôi môi hình trái tim mọng đỏ của cô như một bông hoa nở vào buổi sáng chưa xoè hết cánh, kín đáo khoe sắc thắm. Hai hàm răng đều tăm tắp như những hạt ngô non và trắng loá như muối biển lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp trang nhã kiêu kì. Nụ cười duyên dáng đó có một sức hút kì lạ, làm ai nhìn cũng phải ngỡ ngàng, mê mẩn trước vẻ đẹp đầy đặn của trang tuyệt sắc giai nhân trẻ tuổi mà họ sắp tôn làm hoàng hậu.

Tấm là một cô gái bất hạnh. Mẹ cô chết từ hồi cô còn bé. Sau đó mấy năm thì cha cô cũng qua đời. Tấm phải ở với mụ dì ghẻ cay nghiệt là mẹ của Cám. Có lẽ những bất hạnh ấy đã để lại trong đôi mắt Tấm những nét buồn thăm thẳm, đã làm Tấm trưởng thành từ khi còn thơ bé.

Lúc còn nghèo khổ cũng như lúc đã trở thành vợ vua, Tấm vẫn luôn giữ bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, hay lam hay làm của người lao động. Trong cung, sống trong cảnh giàu sang nhung lụa, Tấm vẫn tự tay giặt quần áo cho vua. 

Không chỉ thế, Tấm còn rất hiểu thảo với mẹ cha. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, nàng vẫn không quên ngày giỗ của cha. Nàng xin phép vua vể nhà để soạn cỗ cùng mẹ kế…

Những tưởng con người hiền lành, hiếu nghĩa ấy sau gần một phần tư cuộc đời chịu khổ sẽ được hưởng phần đời còn lại hạnh phúc, vui vẻ bên nhà vua. Nhưng sự đời đâu có dễ dàng như vậy. Để được hưởng cuộc sống bình yên, vui vẻ đó, Tấm đã phải trải qua bao gian truân, khổ cực. Nàng đâu có ngờ rằng, ngày giỗ cha ấy chính là ngày định mệnh của cuộc đời nàng. Khi trèo lên cây cau để xé lấy một buồng cúng cha, Tấm đã bị mẹ con Cám chặt cây cau hại chết. Kể từ đó, Cám chính thức trở thành hoàng hậu và phần đời đầy gian truân của Tấm bắt đầu.

…Bị mẹ con Cám hại chết, Tấm hoá thành chim vàng anh, bay đến vườn ngủ. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh bảo nó:

– Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào.

Chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!

Rồi chim bay đến đậu bên cửa sổ, hót rất vui tai. Từ đó, nhà vua chỉ mê mải với chim. Cám tức lắm, giết thịt vàng anh rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ chỗ đó bỗng mọc lên hai cây xoan đào rợp bóng che mát cho nhà vua. Cám lại sai thợ chặt cây, đóng làm khung cửi. Nhưng khi Cám ngồi vào khung cửi, lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:

– Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị

Chị khoét mắt ra.

Cám lại đốt khung cửi, để tro ở lề đường xa hoàng cung. Đống tro lại mọc thành cây thị cao lớn, cành lá sum sê. Đến mùa có quả, cây chỉ đậu được có một quả nhưng mùi hương thơm ngát lan toả khắp nơi. Quả thị đó rụng vào bị một bà lão bán nước. Từ trong đó, cô Tấm chui ra, làm việc nhà giúp bà lão. Cuối cùng, cô bị bà lão rình và bắt gặp rồi trở thành con gái bà. Số trời run rủi thế nào mà nhà vua đến quán nước đó, nhận ra miếng trầu cánh phượng Tấm têm để rồi gặp mặt Tấm và đưa nàng trở lại hoàng cung.

Lại nói về Cám. Cám thấy Tấm trở về, được vua yêu quý thì không khỏi sợ hãi, Cám lân la hỏi Tấm:

– Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

– Có muốn làm đẹp không để chị giúp? 

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu, bảo Cám xuống hố rồi dội nước sôi vào hố. Cám chết, Tấm sai đem xác làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ, nói là của con gái mụ biếu. Mụ tưởng thật, lấy mắm ra ăn rồi nức nở khen ngon. Một hôm có con quạ đậu trên nóc nhà kêu:

– Ngon ngỏn ngòn ngon!

Mẹ ăn thịt con

Có còn xin miếng?

Mụ dì ghẻ tức lắm, vác sào đuổi quạ. Đến ngày mắm gần hết, mụ dòm vào chĩnh, thấy đầu lâu của con thì lăn đùng ra mà chết. Thật đáng đời hai mẹ con hay ganh tị và tham lam. 

Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền. Cô Tấm chân chất, chịu thương chịu khó. Cô Tấm kiên quyết, bền bỉ đấu tranh chống lại cái ác để giành lấy hạnh phúc của mình. Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam.

Bình luận (0)
Han Sara ft Tùng Maru
12 tháng 7 2018 lúc 14:05

Cô Tấm có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Mẹ cô mất từ khi cô còn nhỏ, bố cô vì cô đơn nên lấy vợ hai nhưng cũng chẳng sống thêm với cô được bao lâu. Vậy là Tấm chung sống cùng một mái nhà với bà dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ vừa đanh đá vừa chua ngoa tên là Cám. Họ đều ghét Tấm và bắt nạt cô như con ở trong nhà. Tuy nhiên điều đó không làm cho cô Tấm bớt xinh đẹp và nết na.

Cô Tấm có vóc dáng vô cùng mảnh mai và tha thướt duyên dáng. Khuôn mặt cô thanh thoát trái xoan, nước da trắng trẻo càng làm nổi bật lên đôi mắt đen lay láy trong vắt của cô. Mũi cô nhỏ nhắn dọc dừa, đôi môi đỏ chúm chím xinh xinh khiến cô càng thêm xinh đẹp, nhất là khi cô đội lên đầu chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Mái tóc cô đen nhánh dài như suối, lúc nào cũng được cô chải bới gọn gàng sau gáy.

Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ tới khi đêm xuống, cô Tấm đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc nhà do mẹ ghẻ bắt làm, cô còn phải làm cả phần việc do cô Cám lười biếng đùn đẩy. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.

“Đẹp người đẹp nết” là câu nói xứng đáng dành cho cô Tấm. Tấm lòng nhân hậu bao dung, độ lượng của cô mới là điều khiến em vô cùng khâm phục. Bị hai mẹ con nhà Cám âm mưu hãm hại năm lần bảy lượt, cô Tấm thảo hiền phải ngậm đắng nuốt cay chịu biết bao nhiêu là ấm ức, thậm chí còn bị dì ghẻ xô ngã cây mà chết, lại còn bị hóa kiếp thành nào là chim, là cây xoan, là quả thị… Thế mà khi được trở lại thành người cô vẫn rộng lòng tha thứ, xin Vua thả cho mẹ con Cám đi. Thực sự, cô Tấm vô cùng xứng đáng được tận hưởng một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc mãi mãi về sau bên người chồng yêu thương mình. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiền độ trì”.

Học tốt #

Bình luận (0)
Vũ Trọng Phú
12 tháng 7 2018 lúc 14:06

Cô Tấm có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Mẹ cô mất từ khi cô còn nhỏ, bố cô vì cô đơn nên lấy vợ hai nhưng cũng chẳng sống thêm với cô được bao lâu. Vậy là Tấm chung sống cùng một mái nhà với bà dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ vừa đanh đá vừa chua ngoa tên là Cám. Họ đều ghét Tấm và bắt nạt cô như con ở trong nhà. Tuy nhiên điều đó không làm cho cô Tấm bớt xinh đẹp và nết na.

Cô Tấm có vóc dáng vô cùng mảnh mai và tha thướt duyên dáng. Khuôn mặt cô thanh thoát trái xoan, nước da trắng trẻo càng làm nổi bật lên đôi mắt đen lay láy trong vắt của cô. Mũi cô nhỏ nhắn dọc dừa, đôi môi đỏ chúm chím xinh xinh khiến cô càng thêm xinh đẹp, nhất là khi cô đội lên đầu chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Mái tóc cô đen nhánh dài như suối, lúc nào cũng được cô chải bới gọn gàng sau gáy.

Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ tới khi đêm xuống, cô Tấm đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc nhà do mẹ ghẻ bắt làm, cô còn phải làm cả phần việc do cô Cám lười biếng đùn đẩy. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.

“Đẹp người đẹp nết” là câu nói xứng đáng dành cho cô Tấm. Tấm lòng nhân hậu bao dung, độ lượng của cô mới là điều khiến em vô cùng khâm phục. Bị hai mẹ con nhà Cám âm mưu hãm hại năm lần bảy lượt, cô Tấm thảo hiền phải ngậm đắng nuốt cay chịu biết bao nhiêu là ấm ức, thậm chí còn bị dì ghẻ xô ngã cây mà chết, lại còn bị hóa kiếp thành nào là chim, là cây xoan, là quả thị… Thế mà khi được trở lại thành người cô vẫn rộng lòng tha thứ, xin Vua thả cho mẹ con Cám đi. Thực sự, cô Tấm vô cùng xứng đáng được tận hưởng một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc mãi mãi về sau bên người chồng yêu thương mình. Qua truyen co h tam cam em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiền độ trì”.

Bình luận (0)
Thanh Hằng Lê Thị
Xem chi tiết
Ngọc ý
Xem chi tiết
Trần Văn Thành
22 tháng 10 2023 lúc 17:19

Nhân vật ông bụt trong truyện "Tấm Cám" là một nhân vật quen thuộc và đặc biệt trong văn học dân gian Việt Nam. Dưới đây là phân tích về tính cách, hành động và kết luận chung về ông bụt:

 

1. Tính cách của ông bụt:

   Ông bụt thường được miêu tả như một người già, đáng kính, có sự hiểu biết và quyền lực siêu nhiên. Tính cách của ông bụt thể hiện sự bảo vệ cho Tấm và hình thức thử thách đối với Cám. Ông bụt đại diện cho một phần của thế giới siêu nhiên và tôn vinh những phẩm đức và lòng tốt.

 

2. Hành động của ông bụt:

   Ông bụt thường xuất hiện để giúp Tấm qua các thử thách mà mẹ kế đặt ra để đo độ tốt xấu của hai cô con gái. Ông bụt cung cấp cho Tấm những phần thưởng và giúp đỡ để cô vượt qua khó khăn. Hành động này thể hiện tính nhân văn và công bằng của ông bụt.

 

3. Kết luận chung về ông bụt:

   Ông bụt trong truyện "Tấm Cám" thường được coi là biểu tượng của sự tốt lành và công bằng. Tuy ông bụt xuất hiện trong cốt truyện có tính chất thần thoại, nhưng vai trò của ông bụt là để thể hiện và thử thách các giá trị đạo đức và lòng tốt. Kết luận chung về ông bụt là một biểu tượng cho sự bảo vệ và công bằng trong thế giới của truyện dân gian Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Thắng
Xem chi tiết
Aono Morimiya acc 2
14 tháng 12 2021 lúc 17:23

tham khao;

The story is about two main characters, Ms. Tam and Cam. Kind, hardworking, and kind. Cam is lazy, pampered. Because her father died early, Tam had to live with a stepmother and half-brother, Cam. Tam was always treated unfairly and hard by Cam's mother and daughter. Once Tam and Cam go to catch shrimp, whoever catches more shrimp will be rewarded. Cam donkey Tam ashore and then put some shrimp in Tam's basket into his own. In Tam's basket, there was only one goby left. Tam sobbed and was helped by the Buddha. Thanks to the help of the Buddha, Tam has a friend to confide in, a goby, has clothes to go to a festival, and is helped by a flock of sparrows. On the day of the village festival, when going to see the festival, Tam accidentally dropped a shoe and was picked up by the king. The king commanded: Whoever puts on shoes that fit their feet, the king will make them queen. Tam fits the shoe and becomes the queen. Seeing that, Cam's mother and daughter were jealous. Once Tam returned to her father's death anniversary, she climbed up to pick areca, then Cam's mother and daughter cut down the areca tree and killed Tam. After that time, Cam entered the palace. Tam many times transformed into a golden bird, a peach tree, a loom, and finally in a fruit to become an old woman's daughter. Thanks to the betel nut, the king recognized Tam. She returned as queen. Cam's mother died.

Bình luận (0)
Minh Thắng
14 tháng 12 2021 lúc 17:26

gắn nhất

 

Bình luận (0)
Minh Thắng
14 tháng 12 2021 lúc 17:26

đài quá

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
26 tháng 1 2022 lúc 20:56

Tham khảo

 

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

Bình luận (0)
Anh ko có ny
26 tháng 1 2022 lúc 20:57

Tham khảo

Tôi tên là Tấm - là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.

Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:

 

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.

Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.

Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:

“Con cứ bảo chúng thế này:

Rặt rặt xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết

thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”

Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:

“Con nỡm!

Chuông khánh còn chả ăn ai,

Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”

Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.

Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.

 

Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:

“Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.”

Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.

Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.

Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.

Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.

Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.

Bình luận (0)
zero
26 tháng 1 2022 lúc 21:15

tham khảo 

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

 

Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện

Bình luận (0)
Manh Anh
Xem chi tiết
đỗ văn thành
1 tháng 12 2016 lúc 21:26

Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu truyện cổ tích, tiểu biểu là câu truyện “Tấm Cám”.

Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội. Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.

Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.

Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “ được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng chưa đến độ mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công. Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu.Tất cả đã phần nào thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.

Sự ganh ghét như loài sau bọ đục khoét vào sâu trong tư tưởng biến thành ngọn lửa uất hận, khiến cho lương tâm và lý trí ngày cần thối rữa, cho đến khi sự tàn ác lấn áp tất cả. Gặp được dịp may hiếm có, Tấm về nhà giỗ cha. Mẹ com Cám lập kế giết chết Tấm hòng cướp đi hạnh phúc mà cô đang có.

Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm , cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội PK xưa mà cả trong xã hội hiện nay. Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều này).

Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.

Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.

Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.

Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang lên giá.

Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức người” . Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu, không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận,… cũng rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

 

Bình luận (0)
Vũ Thu Hà
18 tháng 1 2017 lúc 8:46

Truyện cổ tích là nơi người Việt xưa gửi gắm những ước mơ,khát vọng của mình trong cuộc sống.Tấm Cám là một câu chuện hay,tiêu biểu cho cuộc đấu giữa cái thiện với các ác trong xã hội xưa.Vấn đề đặt ra trong truyện vẫn còn nguyên giá trị hiện thực cho đến ngày nay. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa được khắc họa qua truyện Tấm Cám.Trong truyện,hoàn cảnh của cô Tấm rất đáng thương,mồ côi mẹ từ nhỏ,phải ở với mẹ con Cám,bị mẹ con Cám bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần.Qua đó,ta phần nào hình dung được sự độc ác,nham hiểm của mẹ con Cám.Khi cô còn ở với họ thì bị tước đọat mọi quyền lợi mà lẽ ra cô xứng đáng được nhận với một nhân cách tốt đẹp như vậy.Sau khi cô trở thành Hoàng hậu,mẹ con họ vẫn không buông tha cho cô,luôn lừa giết cô và cả những lần hóa thân.Từ đó,ta thấy mẹ con Cám là đại diện cho cái ác,cho những điều xấu xa,thấp hèn,trái với lương tâm.Cái ác đó ngày càng lộ liễu,tàn nhẫn với nhiều thủ đoạn.Còn Tấm đại diện cho cái thiện,cho những điều tượng trung cho chính nghĩa,lẽ phải.Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép,bắt nạt,hãm hại.Ban đầu,Tấm nhu nhược,bị động,bị hãm hại chỉ biết khóc và trông chờ vào sự giúp đỡ của Bụt.Thế nhưng con người ta khi bị áp bức quá mức,bị dồn vào thế đường cùng,đi quá giới hạn mà lòng chịu đựng cho phép thì sẽ tự vùng lên,đấu tranh kiên quyết với cái ác để giành lại hạnh phúc cho mình. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa đã rất căng go,quyết liệt.Cái ác có thế lực mạnh,bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.Nhưng cái thiện không đơn độc mà luôn có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.Cái thiện phải tự trưởng thành,tự đấu tranh để giành lại hạnh phúc.Trong cuộc đấu tranh đó,cái thiện luôn phải trả i qua những gian nan,thử thách nhưng kết quả cuối cùng thì phần thắng vẫn nghiêng về cái thiện và cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng giống như quy luật ở đời:''Ở hiền gặp lanh,ác giả ác báo''. Trong xã hội hiện đại ngày nay,cuộc đấu tranh ấy vẫn không ngừng nghỉ,vẫn đầy cam go,quyết liệt.Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại.Cái ác ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn,nham hiểm hơn.Các quan chức nhà nước biến chất dựa vào quyền lực và địa vị để tham ô,ăn hối lộ,vùi dập những người dám đấu tranh.Tiêu biểu như ông Nguyễn Đức Kiên_phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ACB đã có những hành vi thu lợi nhuận bất chính,gây rối loạn thị trường t iền tệ,ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính của chính phủ.Gới xã hội đen bất chấp luật pháp,dùng bạo lực và đồng tiền để thực hiện các hành vi phạm pháp,khống chế người khác,chà đạp nhằm mục đích buôn bán chất cấm,phụ nữ và trẻ em,. Những kẻ tha hóa,biến chất,lười lao động,ăn chơi xa đọa,sẵn sàng làm ất cứ chuyện gì trái với đạo nghĩa làm người để thỏa mãn mục đích cá nhân ích kỉ,xấu xa,bì ổi của mình mà không thèm quan tâm đến hậu quả về sau.Cuộc đấu tranh trong bản thân mỗi người để chống lại thói hư tật xấu như tham lam,ích kỉ,gian lận,.mới là gay go nhất bởi v ì trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu. Hậu quả do cái gây ra cho xã hội là làm chậm phát triển kinh tế,xã hội,tạo nên sự bất ổn định về chính trị và đời sống của người dân.Gây ra tâm lí hoang mang,lo sợ,mất niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.Ảnh hưởng nghiê trọng đến sự phát triển chung của con người. Nguyên nhân do luật pháp còn nhiều kẽ hở,tạo điều kiện cho các loại tội phạm,cơ quan thi hành luật pháp không phải lúc nào cũng nghiêm minh.Lòng tham lam kết hợp với sự ích kỉ,độc ác vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận và ngay trong bản thân mỗi người.Ngoài ra,do sự phát triển của xã hội,sống đầy đủ,dư thừa,con người dần suy thoái cũng như xuống cấp về đạo đức và lối sống nên dễ xảy ra các hành vi phạm pháp.Mỗi người cần phải biết sống thiện.Nhưng sống nhu nhược,yếu đuối cũng không phải là sống tốt,trước cái ác con người phải kiên quyết đấu tranh để đòi lại những thứ đáng thuộc về mình. Vậy trong cuộc sống,dù có thế nào đi chăng nữa thì cái thiện vẫn luôn chiếnthawsnng cái ác.Chừng nào cái ác còn tồn tại, lương tâm đen tối của con người vẫn còn đó,cuộc đấu tranh xung đột giữa cái thiện và cái ác vẫn còn có những người bị chìm trong đau khổ.Thế nê con người cần phải cố gắng hoàn thiện bản thân mình để đến một ngày nào đó cái ác chỉ còn là trong truyện cổ tích mà thôi.

Bình luận (0)
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết